Cai quản linh hồn Địa_Mẫu

Lúc bấy giờ những lớp người sinh sôi rồi lại chết đi, linh hồn của họ không có nơi để đi nên quanh quẩn trần thế, không ít những hồn ma bóng quế quấy hại người sống. Ngọc Hoàng thấy vậy lệnh cho Mẫu Địa thu nhận những âm hồn ấy về chốn Địa Phủ. Quảng Cung Công chúa vâng lệnh, bà nhìn thấy tuy những linh hồn kia đã mất đi xác thân nhưng bản tính vẫn còn, trăm nghiệp lúc sống vương vấn quanh mình nên cũng muốn chúng được đối xử bình đẳng. Địa Mẫu vốn là một người ưa công bằng nên bà không chấp nhận việc các linh hồn được đối xử như nhau dù lúc sống đã gây ra nhiều sai phạm. Thế là bà lập ra nơi phân xử công tội của con người sau khi chết, những chiếc bóng của bà thì trở thành quỷ sai hành tội. Trong tín ngưỡng dân gian ta, Mẫu Địa Phủ ngồi trên một cỗ xe ngựa, cấm thòng lọng đi thu gom linh hồn người đã khuất. Hồn nào bị thòng lọng của bà tròng qua đầu thì phải hồi quy Địa Phủ nghe lệnh. Địa Mẫu trở thành Phán Quan để xác định số phận của mỗi linh hồn khi đến thế giới bên kia. Những kẻ chết xấu xa bị đày vào 18 tầng địa ngục để trả giá cho tội ác của chúng, Địa Mẫu trông chừng những người đã chết trong thanh thản vì tuổi già, bệnh tật. Bà chăm sóc trẻ em và phụ nữ chết trong khi sinh. Bà hướng dẫn những linh hồn không chọn con đường chiến tranh, hận thù, bạo lực để được siêu thoát thông qua vòng quay luân hồi đi đầu thai chuyển kiếp.[2]

Về sau do ảnh hưởng của Phật giáoĐạo Giáo nên nhiệm vụ này thuộc về Ngưu Giác Mã Tùng hoặc Hắc Bạch Vô Nhị Vị Song Án.